Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Xem chữ viết của cô bé không tay, không chân

Có chứng kiến cuộc sống thường nhật của em, mới thấy được nghị lực sống của một bé gái 8 tuổi không tay, không chân. Để viết được, Linh Chi kẹp chặt chiếc bút máy vào một bên tay và miệng.
Bé tên Nguyễn Linh Chi, 8 tuổi, hiện đang sống cùng gia đình tại TP Yên Bái. Dù bị khuyết tật nhưng cũng không làm bố mẹ phải buồn. Ngoài niềm vui học hát, múa với bạn bè, Chi còn rất thích đọc thơ và vẽ tranh. Hiện Chi đang theo học trường tiểu học Nguyễn Thái Học, và nhờ sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô, 2 năm gần đây, Linh đã biết đọc, biết viết. Dù không có tay lành lặn, Chi vẫn viết được nét chữ khá đẹp và ngay ngắn.
Đến giờ học bài, Chi ngồi vào bàn. Chiếc bút máy được kẹp chặt vào một bên tay và miệng. Mỗi nét chữ đưa đi, tay và miệng Chi lại di chuyển theo. “Khi đi em hỏi, khi về em chào”, Chi đánh vần, rồi kẹp lại chiếc bút vào miệng, viết từng chữ trên cuốn vở ly. Nhiều khi viết xong chữ, tay Chi tấy lên vì đau
Để viết được chữ, Chi kẹp chiếc bút máy vào được một bên tay và miệng.Mỗi nét chữ đưa đi, tay và miệng lại di chuyển.

                                                   Một số hình ảnh của bé Linh Chi




                       
Đây là bạn bè của Linh Chi-Những em bé được có đủ tay chân




                            Bé Chi rất vui vẻ với bạn bè và mọi người xung quanh



                                                    Bé Chi đang học bài với mẹ
                                                                         







                        Bé đang chép bài ..Nhiều khi viết xong chữ, tay Chi tấy lên vì đau.





                                                                               Nét chữ của bé khá đẹp                                                                                        



                                                                               Chi còn giúp đở mẹ quét nhà đấy !



                                                                            Rảnh rổi mẹ trò chuyện với cô bé   .



                                                                                    Phút suy tư của bé Linh Chi.

Gia đình của Linh Chi chia sẻ, biết những ngày Nick Vujicic đến Việt Nam, em ngồi trước màn hình theo dõi tất cả clip phát về nhân vật và mong muốn có cơ hội gặp người hùng đến từ nước Australia. Đến nay, nguyện vọng của gia đình và Linh Chi đã được đáp ứng bởi trong tối nay 23/5, em sẽ có cơ hội được gặp gỡ trực tiếp và giao lưu với Nick Vujicic trước khoảng 40.000 khán giả tại sân vận động Mỹ Đình.



Ước mơ được gặp Nick Vujicic của Linh Chi đã thành hiện thực khi em nhận được tấm vé tới xem chương trình vào tối 23/5 tại sân vận động Mỹ Đình.
Linh Chi biết về Nick cách đây khá lâu và thường xem các clip trên mạng Youtube về cách Nick tập đi, tập ăn, tập viết, chơi thể thao...Những clip này có tác dụng rõ rệt. Từ cô bé hay buồn, em trở nên vui vẻ. Em đã tập đi trên hai ống inox, chỉ một thời gian ngắn em đã có thể tự đi được. Linh Chi cũng có thể cầm một số đồ vật đơn giản.


Nhưng em không thể tự xúc đồ ăn được. Mong muốn em là học hỏi và thành công theo tấm gương của anh Nick.



                            Lần này xuống Hà Nội, Linh Chi mang theo bức tranh vẽ Nick bằng bút mực và bút chì màu



"Cảm ơn Nick, vì anh mà con tôi đã có thêm nghị lực sống. Tôi mong muốn cháu học hỏi và thành công theo tấm gương của anh", bố Linh Chi chia sẻ.
THU PHƯƠNG
                                                              

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Góc cóp nhặt

(tắt nhạc nền trước khi xem)
Câu chuyện về sư tử Christian

Chú sư tử Christian được hai người Australia nuôi nhỏ và khi quá lớn, họ trả nó về với thiên nhiên. Một năm sau, họ tới châu Phi để thăm Christian và được cảnh báo rằng nó giờ đã là thủ lĩnh của một đàn sư tử nên có thể sẽ rất hung dữ. Nhưng những gì Christian thể hiện đã gây bất ngờ cho tất cả mọi người.

Năm 1969, Anthony và John Rendall, hai công dân Úc cư ngụ tại London thấy một con sư tử nhỏ nặng 35 cân nằm một cách tội nghiệp trong cũi tại một tiệm tạp hóa. Anthony và John đặt tên cho nó là Christian.

Một năm sau, chú sư sử Christian bắt đầu tăng vọt lên tới 185 cân, chủ của nó phải bỏ ra tới 30 bảng Anh một tuần để mua lương thực cho nó. Họ biết rõ là không thể nuôi nó mãi được, nhưng không biết phải làm sao. Họ được khuyên đưa chú sư tử đến Kenya (Châu Phi), đây được khẳng định là môi trường thích hợp cho chú sư tử cưng, Anthony và John đáp máy bay cùng với Christian về nhà mới của nó ở Kenya. Tuy sống tại London, họ vẫn ghé thăm Kenya vài lần để ngắm nhìn con sư tử yêu quý của mình từ xa.

Christian không chỉ yêu mến mà còn rất biết ơn hai người đã cứu giúp nó
Năm 1974, Adamson cho họ biết rằng Christian đã trở thành thủ lĩnh của đàn sư tử và ông ta không còn thấy nó xuất hiện suốt ba tháng nay, Anthony và John quyết định quay lại Kenya, mong sao có thể chào vĩnh biệt Christian lần cuối, mặc dù người ta khẳng định rằng để leo lên tới cương vị thủ lĩnh kia, Christian phải trở về với bản tính hoang dại của loài sư tử và cho dù họ có tìm ra nó thì nó cũng sẽ chẳng nhận ra họ. Lạ thay, đêm trước khi chuyến bay hạ cánh, chú sư tử Christian bỗng dưng xuất hiện và ngồi đợi ngoài doanh trại của các nhà tự nhiên học, cứ như là linh cảm cho nó biết rằng hai ông chủ cũ sắp đến thăm nó lần cuối cùng.

Đó cũng là lần cuối cùng mà người ta nhìn thấy nó. Tuy nhiên, sau khi đoạn video cảm động kia được upload lên YouTube, chắc chắn chú sư tử Christian sẽ không bao giờ bị lãng quên. Nếu bạn muốn biết cuộc gặp gỡ cuối cùng của Christian với hai người bạn cũ đã diễn ra như thế nào, hãy cùng xem đoạn clip dưới đây, chắc chắn rằng các bạn sẽ rất xúc động.



Cuộc gặp gỡ của Christian và hai người bạn cũ đã làm rung động trái tim của hàng triệu người trên thế giới. Trái với suy đoán của nhiều người, khi thấy bóng dáng 2 người chủ cũ, Christian chạy nhanh đến và ôm chầm lấy họ. Chú sư tử chồm cả người lên, dùng hai chân trước ôm lấy từng người một, rúc vào họ như vẫn làm trong những ngày tháng thơ ấu... Không chỉ thế, Christian còn giới thiệu cho 2 người bạn cũ vợ của mình... Và trong khoảnh khắc đấy, không chỉ có tiếng cười mà còn có cả những giọt nước mắt vui sướng...


Christian ôm chầm lấy những người bạn cũ


                                  Rúc vào họ dịu dàng


Choàng tay qua cổ để thể hiện sự yêu thương


 .... Như muốn nói rằng mình không hề quên họ
Những cái ôm này đã xóa nhòa ranh giới giữa động vật và con người
 

ĐinhLộc  
(cóp nhặt từ thế giớ đó đây-ảnh Google)

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

Em tập làm thơ lục bát


Em về

-Em về hoa cỏ tương tư
nửa vầng trăng úa,nửa hư hao gầy
lớp 12

-Em về đôi mắt sầu mây
có người đứng ngẩn như cây thông buồn
lớp11

-Em về yểu điệu tiểu thư
có người đứng ngó tương tư mấy ngày
lớp10

-Em về có ghé qua đây
Ta ngồi thương nhớ như ngây bên thềm
lớp10

-Em về gót ngọc êm êm
đôi tay huyền thoại cà rem dính đầy
lớp9 

-Em về con phố reo vui
còn ta ở lại lui cui một mình
lớp10

đinhlộc

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

Góc TRUNG THU

Nguồn Gốc Tết Trung Thu
Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.
Ý Nghĩa Tết Trung
Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.
Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.
(Theo Mummy Blog)
________________________________________
Nghe nhạc TRUNG THU
( tắt nhạc nền ! )



Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Mẹ ơi !










Mẹ ơi !

Mẹ ơi thương mẹ
quá chừng !
dẫu mai con lớn
mẹ đừng đi xa !
dẫu mai sau
mẹ tuổi già
còng-lưng-bạc-tóc
mẹ đừng xa con
mẹ nghe !

lớp 9
đinhlộc

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Đoc thơ nhớ MẸ











Nguyễn Bính

Lòng mẹ_______

Gái lớn ai không phải lấy chồng
Can gì mà khóc, nín đi không !
Nín đi ! mặc áo ra chào họ
Rõ quí con tôi! Các chị trông !

**
Ương ương dở dở quá đi thôi !
Cô có còn thương đến chúng tôi
Thì đứng lên nào ! lau nước mắt
Mình cô làm bận mấy mươi người.

**
Này áo đồng lầm, quần lĩnh tía
Này gương này lược này hoa tai
Muốn gì tôi sắm cho cô đủ
Nào đã thua ai đã kém ai?

**
Ruộng tôi cày cấy, dâu tôi hái
Nuôi dạy em cô tôi đảm đương
Nhà cửa tôi coi, nợ tôi giả
Tôi còn mạnh chán, khiến cô thương !

**
Đưa con ra đến cửa buồng thôi
Mẹ phải xa con, khổ mấy mươi !
Con ạ ! đêm nay mình mẹ khóc
Đêm đêm mình mẹ lại đưa thoi.

Ng.Bính

Lưu Trọng Lư
Nắng mới_______

Mỗi lần nắng mới hắt bên song
Xao xác gà trưa gáy não nùng
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không
**
Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời
Lúc Người còn sống, tôi lên mười
Mỗi người nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi
**
Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.
L.Tr.Lư

Phùng Quán
Lời mẹ dặn_____

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
**
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ
**
Từ đấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.
Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không ! những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vờị
In lên vết son đỏ chóị
**
Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ
**
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh
không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
Ph.Quán


Giang Hữu Tuyên
Mẹ ở bên quê_____

Nắng xiên giàn dậu trước nhà
Mẹ che tay ngó mong ra đầu làng
Gió chiều bắt Mẹ ho khan
Con giờ đâu mất biệt ngàn tăm hơi
Nhớ con, Mẹ hái mồng tơi
Nấu nồi canh cũ Mẹ ngồi dầm chan
Giang.H.Tuyên

Trần Trung Đạo
Đổi cả thiên thu
tiếng mẹ cười_____


Nhấc chiếc phone lên bỗng
lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
**
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
**
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Ðốt lửa cho đời tan khói sương
**
Tiếng mẹ nghe như tiếng
nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng
chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
**
Ðừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Ðau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
**
Nhấc chiếc phone lên bỗng
lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Ðổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.
Tr.Tr.Đạo

Đỗ Trung Quân
Ca dao va mẹ______

Mẹ ru khúc hát ngày xưa
qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn
chân trần mẹ lội đầu non
che giông giữ tiếng cười giòn cho ai...
**
Vì ai chân mẹ dẫm gai
vì ai tất tả vì ai dãi dầu
vì ai áo mẹ phai màu
vì ai thao thức bạc đầu vì ai?
**
Lớn từ dạo đó ta đi
chân mây góc biển mấy khi quay về
mẹ ngồi lặng cuối bờ đê
đếm năm tháng đếm ngày về của ta
mai vàng mấy lượt trổ hoa
hàng hiên hanh nắng sương sa mấy lần
đồng xa rồi lại đồng gần
thương con mẹ lội đồng gần đồng xa
**
"Ầu ơ..." tiếng vọng xé tim
lời ru xưa bỗng về tìm cơn mơ
đâu rồi cái tuổi ngày thơ
mẹ ta nay đã mịt mời chân mây
chiều đông giăng kín heo may
tìm đâu cho thấy tháng ngày "ầu ơ..."
Đỗ Tr.Quân